Kỹ thuật in dập nổi và 50 ứng dụng đẹp nhất trên thiết kế namecard
Tin tức

Kỹ thuật in dập nổi và 50 ứng dụng đẹp nhất trên thiết kế namecard

shd
shd
2018/03/19 - 7:31:53

Là 1 trong 5 kỹ thuật in ấn namecard phổ biến nhất hiện nay, Letterpress – phương pháp in dập nổi/dập chìm thường được ưu tiên lựa chọn khi cần tạo ra hiệu quả thị giác và (cả) xúc giác ấn tượng, tinh tế với người nhận. (4 kỹ thuật còn lại lần lượt là Kỹ thuật in màu đổ bóng varnish – Spot UV, Ép nhũ (foil), Khắc/cắt laser và In cán mờ\cán bóng)


Thông qua kỹ thuật in dập nổi, text chữ và logo được dập trực tiếp trên namecard bằng cách sử dụng nhiệt, không cần bất kỳ foil hay mực in nào (nghĩa là các phần tử in sẽ nằm ở vị trí cao hơn trên bề mặt giấy so với phần tử không in). Tính thu hút của namecard lúc này phụ thuộc hoàn toàn vào thiết kế và chất liệu giấy sử dụng (thường là giấy mỹ thuật dày, mềm; có thể chạm và cảm giác được phần dập). Với kỹ thuật in dập chìm, về quy trình sẽ hoàn toàn ngược với in dập nổi nhưng tác dụng và hiệu ứng thiết kế mang lại thì gần như tương tự, các phần tử in trên bề mặt chất liệu giấy thay vì nổi lên thì sẽ chìm xuống, tạo độ sâu cho thiết kế – hiệu ứng hình ảnh 3D độc đáo. Hiệu ứng dập nổi\dập chìm thường được lựa chọn ứng dụng cho biểu tượng hình ảnh hoặc text cần nổi bật trong thiết kế.

50 ứng dụng đẹp nhất trên thiết kế namecard

Với bài blog tuần này, chúng ta sẽ cùng tham khảo 50 mẫu namecard sử dụng kỹ thuật in Letterpress đẹp nhất và tìm hiểu xem vì sao kỹ thuật này lại được lựa chọn nhé!

01. Quentin Monge

Quentin Monge

Quentin Monge

Các hoa văn đẹp mắt được in nổi trên 3 nền màu khác nhau. Phối màu rất hoàn hảo.

02. The Fox Yards Company

Chất liệu giấy cotton siêu dày cùng kỹ thuật in dập nổi 3D tiên tiến nhất.

03. Christina Yan

Một thiết kế cực kỳ công phu, kết hợp giữa in nổi, ép kim và ép kim viền.

04. OF ZOOS

In nổi các hình ảnh con vật để làm nổi bật chủ đề của thiết kế.

05. Rafal Borek Photography 

Sử dụng kỹ thuật in nổi nguyên bản từ xa xưa.

06. Mild Whistle

In nổi kết hợp với chủ nghĩa hiện đại (modernism)

07. Elias Mendoza

Khi phải thiết kế namecard cho một hãng luật thì sao? Giấy dày, font chữ cổ điển có chân và kỹ thuật in nổi sẽ giúp ta nói lên những điều cần nói.

08. Bailey H Robinson

Phong cách vintage

09. Two Sisters Photography

Cách giải quyết thông minh khi phải thiết kế cho 2 chị em khác nhau. Lấy ý tưởng từ đồ thị tròn (Venn diagram)

10. Mia Parcell

Namecard hình tròn và typography

11. Simon Featherstone 

Là namecard của một chuyên gia thiết kế ánh sáng nên hầu như nó hội tụ đủ các tính chất từ hoa văn lấy ý tưởng từ ánh sáng của đèn LED cho đến việc sử dụng màu chuyển từ cyan đến magenta tạo nên cảm giác lấp lánh sống động.

12. Graphic Wand 

Typography đơn giản là điểm nổi bật của namecard này.

13. Adicto 

Đằng sau thiết kế xuất sắc này là công nghệ in và khâu thành phẩm hoàn toàn thủ công, cẩn thận đến từng chi tiết.

14. Lucky Cat Acupuncture 

Phong cách anime vui mắt cho một phòng châm cứu.

15. Pepelatz 

Lấy ý tưởng từ những con tem, designer đã mang lại cho mỗi nhân viên 4 lựa chọn màu sắc để đặt lên namecard của mình. Tem được in nổi tạo ấn tượng như thật.

16. German Torres

Là sự thể hiện cá tính của designer với chân dung tự họa từ người chuyển dần sang… quỷ

17. Dane Holmquist 

Một tác phẩm tự vẽ khác khi chủ nhân của namecard là họa sỹ minh họa kiêm designer.

18. Jee 

Namecard mô phỏng quyển sổ nhỏ, vừa phục vụ mục đích công việc vừa thể hiện được nét riêng của chủ nhân.

19. Bentply 

Có điểm gì đặc biệt ở namecard này? Nó cũng là mô hình 3D cho sản phẩm!

20. Dot Design

In nổi trên cả 2 mặt với hình dáng độc đáo, từng chi tiết trên namecard này đã được tính toán hoàn hảo.

21. Derek Welsh 

Chất liệu giấy siêu dày (tổng cộng 810gsm, kết hợp bởi 3 lớp 270gsm Ebony, Citrine và Bright White) và ép kim nhũ bạc tạo ấn tượng đẳng cấp, bóng bẩy cho một thương hiệu nội thất.

22. Whitney Shaw 

Màu sắc rực rỡ là điểm nhấn chính của namecard này

23. Bryon Darby 

Ít mà chất. Tối giản với hệ màu trắng đen, cùng kỹ thuật in nổi (ở hoa văn và 1 phần text).

24. For Luca

Namecard cho chiến dịch vận động vì Luca – một cậu bé đã mất cả 2 chân vào năm lên 3 tuổi. Giản dị nhưng ấn tượng, với một ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa đằng sau.

25. Amy Weibel 

Typography đơn giản mà hiệu quả.

26. Forge 

2 chất liệu giấy khác nhau, 1 loại giấy bọc lấy loại còn lại. Giải pháp của design studio Forge.

27. Kitty’s Beauty Parlour 

Chất liệu giấy dày (cotton 236lb), logo được in nổi độc đáo.

28. Mei Yen Chua

Sử dụng cả hai loại font slab-serif và serif, cùng kỹ thuật in màu chồng lấn.

29. Meg Gleason

Động vật và thiên nhiên làm nền cho namecard.

30. Denim Geek

In nổi mực trắng trên giấy tái chế 1000mic.

31. Leigh Cameron 

Lại một thiết kế tối giản khác. Điểm nhấn nằm ở cách phối màu.

32. Britt Boyd 

Typography kết hợp cùng thiết kế hình ảnh.

33. Ninja star 

Phi tiêu của các ninja – kiêm luôn bookmark!

34. Nili Studios

Màu xanh nhạt, biểu tượng sóng và mũi neo, font chữ đơn giản dễ đọc. Tất cả kết hợp thành một thiết kế tinh tế.

35. Druckerei Eisenhardt 

Khác biệt – từ kích thước, hình dáng cho đến phong cách typo.

36. Stu Horvath 

In nổi một màu duy nhất trên chất liệu giấy phù hợp có thể mang lại hiệu ứng không ngờ!

37. Skill Lab 

Chất liệu giấy Duplex Orange. Kích thước 90 x 55mm, nhưng sáng tạo với cách vát tròn ở 2 đầu.

38. Charleston Naturally 

Chất liệu giấy hữu cơ cao cấp. Phong cách đơn giản, nhẹ nhàng như thiên nhiên.

39. Jason Turiff 

Màu xanh được pha hoàn toàn bằng tay từ 2 màu xanh dương và xanh lá.

40. Fizz Creative 

Sử dụng 2 màu Pantone trên chất liệu giấy dày, màu trắng ngà, đây là thiết kế đạt giải trong cuộc thi AIGA Cleveland Design và HOW+Print Color.

41. Dare 

Chân dung từng nhân viên trong công ty được vẽ bằng bảng mã ASCII.

42. Pablo Abad 

Font chữ sans-serif tự thiết kế.

43. Shyama Golden

Họa sỹ minh họa Shyama Golden có một cái tên lạ. Để giúp người khác nhớ cách phát âm tên mình, cô đã vẽ con llama (Một loài động vật ở Nam Mỹ). Nhớ nhé – tên của mình là Shyama, vần với chữ Llama!

44. Luke Lucas

Thoạt nhìn thì vẫn là một namecard bình thường, nhưng sẽ phát sáng trong bóng tối nhờ lớp mực dạ quang đặc biệt. Đằng sau là con dấu được đóng thủ công “Got type?” cùng các thông tin liên lạc cần thiết.

45. James Prunean 

Các namecard với bảng màu mạnh, thoạt nhìn cứ như xấp card pantone.

46. Santa Barbara Florist

Thiết kế namecard cho một cửa hàng hoa với typo duyên dáng và tinh tế

47. The Plaid Lab

Chất liệu giấy dày 220lb Cover Crane Lettra Pearl White stock kết hợp cùng kỹ thuật in nổi chồng lấn màu giúp namecard này giống như một khăn choàng len sọc vuông – không thể không chạm vào, đúng không?

48. Rabbit Hole 

Không chỉ bắt mắt, mà còn xếp hình được nữa đấy!

49. Still Liquor

Đừng nhầm lẫn, không phải họ cổ súy cho việc lái xe sau khi uống rượu đâu! Hình ảnh silhouette của chiếc Ford Model T, cùng font chữ mạnh mẽ nói lên sự lâu đời của quán bar Still này.

50. S2 

Chỉ cần 1 logo đẹp và kỹ thuật in nổi chỉn chu, thế là đủ

Một số điểm lưu ý thêm

Một số lưu ý về Kỹ thuật in dập nổi và 50 ứng dụng đẹp nhất trên thiết kế namecard

Khi lên ý tưởng thiết kế

– Chỉ nên để nội dung trọng tâm vào 1 mặt, vì dù dập nổi hay dập chìm đều để lại dấu ấn ở mặt sau. Các namecard có 2 mặt, chẳng hạn 1 mặt tiếng Anh, 1 mặt tiếng Việt thì không nên chọn phương pháp này.

– Có thể kết hợp cả phần dập chìm và dập nổi trong cùng 1 thiết kế để sinh động hơn.

Lựa chọn chất liệu in

– Chất liệu thường được sử dụng là couche hoặc mỹ thuật dày, giấy cứng, định lượng 250-300gsm.

– Không chọn giấy quá mỏng hay quá dày vì sẽ gây khó khăn trong quá trình dập.

Quy trình in ấn

– Luôn làm mockup trước khi in để chắc chắn thành phẩm in ra đúng theo yêu cầu thiết kế ban đầu.

– Giấy mỹ thuật luôn có giá thành cao, nên phương pháp in nhanh thường được lựa chọn lúc này thay cho in offset – vì phải in số lượng nhiều.

– Những yêu cầu khi gia công dập nổi\dập chìm khá phức tạp, yêu cầu kỹ thuật tay nghề cao (nếu không dập sẽ bị lệch) cũng góp phần làm hạn chế số lượng thành phẩm in ấn với nguồn ngân sách ấn định.

– Sau khi namecard được in kỹ thuật số nhanh (hoặc in offset và in offset 4 màu) ra thành phẩm, sẽ bắt đầu giai đoạn thứ 2 là làm khuôn. Sau khi có khuôn, sẽ đến quy trình dập nổi trên từng card một.

Nếu bạn đang có ý định in túi giấy giá rẻ hà nội, in catalog số lượng ít mang nét độc đáo riêng của doanh nghiệp, thì hãy liên hệ với Công ty SHD Hà Nội với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn các sản phẩm đã làm nên thương hiệu như: in túi giấy, in bao thư, in lịch tết, in biễu mẫu, in hộp giấy, in catalogue, in decal, in tờ rơi,…Chúng tôi sẽ đưa ra những ý tưởng, tư vấn để cùng bạn làm nên một mẫu bao bì hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Zalo
Phone