In túi giấy cho shop thời trang | Chất Lượng & Giá rẻ & Uy Tín
Meta: In túi shop thời trang đem đến sự tinh tế và sang trọng cho sản phẩm. Đồng thời giúp thương hiệu của bạn ghi điểm trong mắt khách hàng và gợi nhớ về sản phẩm lâu hơn.
Liên hệ tư vấn 24/7
0936 54 11 22
Thời gian làm việc
T2 - T7 08:00 - 17:30
innhanhshd@gmail.com
Meta: In túi shop thời trang đem đến sự tinh tế và sang trọng cho sản phẩm. Đồng thời giúp thương hiệu của bạn ghi điểm trong mắt khách hàng và gợi nhớ về sản phẩm lâu hơn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy khác nhau. Nếu bạn muốn in card visit, name card đẹp, chất lượng thì nên chọn loại giấy phù hợp. Vậy loại giấy nào thích hợp để lựa chọn in card visit? Trong bài viết này, In Nhanh SHD sẽ giới thiệu một số loại giấy in card visit thông dụng, được nhiều người lựa chọn trong thời gian gần đây. Tham khảo ngay nhé!
Những loại giấy được dùng để sản xuất name card, card visit bao gồm những loại sau:
Đây là loại giấy thông dụng được sử dụng phổ biến tại các cơ sở photocopy hoặc tiệm in. Loại giấy này được dùng để in ấn các ấn phẩm văn phòng như giấy note, bao thư, hóa đơn, tài liệu học sinh,… vì có bề mặt nhám, độ bám mực tốt.
Giấy Crystal có một mặt rất láng bóng, gần như được phủ một lớp keo bóng, mặt còn lại thì nhám, độ dày vừa phải khoảng 230g/m2 và độ phẳng cao nên cho màu sắc, hình ảnh vô cùng bắt mắt, sắc nét.
Giấy Crystal được dùng để in bìa tập sách, in phim ảnh hoặc các loại bao bì cao cấp. Nếu để in card visit thì tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn hoặc không chọn loại giấy này.
Giấy Couches được sản xuất với 2 loại bề mặt: bề mặt bóng (glossy) và mờ (matte). Bề mặt bóng sẽ cho màu sắc chân thật, rực rỡ hơn, bề mặt mờ thì mang lại cảm giác dễ chịu cho mắt của người xem.
Loại giấy này có trọng lượng khá phong phú, bao gồm: 150gsm, 200gsm, 230gsm, 250gs,… bạn có thể thoải mái lựa chọn để in card visit.
Đây cũng là một trong những loại giấy thông dụng được dùng để sản xuất giấy in card visit giá rẻ.
Giấy Bristol là loại giấy cao cấp hơn giấy Couches, có độ dày và xốp hơn, bề mặt bóng, mịn, bám mực vừa phải. Loại giấy này được dùng để in hộp giấy đựng các loại mỹ phẩm, dược phẩm, tờ rơi, thiệp cưới, poster cũng như bìa hồ sơ.
Giấy Conqueror là loại giấy cao cấp, được vinh danh là loại giấy “superbrands” được làm từ bột giấy đẹp nhất để in card visit. Các sản phẩm in ấn sử dụng giấy Conqueror đều có tính thẩm mỹ cao, sang trọng và tinh tế.
Giấy Kraft có 2 màu truyền thống là trắng và vàng. Đối với giấy Kraft trắng được tẩy bằng công nghệ hóa học. Các màu tự nhiên như: vàng xám, nâu vàng, nâu đen. Ngoài ra, bạn có thể tẩy màu để tạo ra loại giấy Kraft có màu kem, trắng ngà hoặc vàng xám.
Giấy mỹ thuật hay còn gọi là giấy Art. Đây là loại giấy có lớp gân theo thớ giấy, nhiều màu nên được dùng để in thiệp mời, in danh thiếp, in lịch treo tường,… Bên cạnh đó, loại giấy này khi mang đi in phun màu sẽ cho chất lượng màu sắc tốt.
Giấy mỹ thuật có nhiều màu sắc, mẫu mã đa dạng nhưng giá cao hơn nhiều so với những loại giấy in card visit vừa kể trên. Định lượng của giấy dao động từ 120gsm đến 280 gsm, có loại dày hơn với định lượng lên đến 350gsm nhưng khá hiếm.
Giấy in card visit 2 mặt không quá khác so với giấy in card visit 1 mặt. Mỗi loại giấy đều có ưu điểm riêng. Nếu muốn chọn loại giấy in card visit phù hợp thì bạn cần dựa vào nhu cầu sử dụng và chi phí muốn bỏ ra khi in card visit.
Có 4 loại giấy in card visit 2 mặt được dùng phổ biến trong in ấn: giấy Ford, giấy Couche, giấy Crystal và giấy Bristol.
Ngoài những loại giấy trên, bạn có thể in card visit với các chất liệu khác như nhựa, gỗ, kim loại, đá,…
Lưu ý: Card visit nhỏ gọn, nhẹ để dễ dàng lưu trữ trong túi, vali nên dù sáng tạo như thế nào thì bạn cũng nên chọn loại chất liệu có trọng lượng nhẹ và dễ bảo quản.
Khi chọn giấy in card visit bạn cần phải biết được nguyên tắc lựa chọn cũng như một vài loại giấy thường dùng để đưa ra quyết định chính xác.
Theo nguyên tắc chung, bạn nên chọn loại giấy dày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bạn cần dựa vào nhu cầu thực tế và ngân sách trước khi lựa chọn loại giấy in card visit.
Trên đây là các loại giấy in card visit phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu in danh thiếp, name card, in card visit 2 mặt thì hãy liên hệ với In Nhanh SHD. Đây là một trong những đơn vị hoạt động trong ngành thiết kế đồ họa và in ấn trên mọi chất liệu với hơn 10 năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sở hữu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao sẽ mang đến cho bạn sản phẩm sau khi in đẹp, chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ ngay với In Nhanh SHD để được nhân viên tư vấn thêm về các loại giấy in card visit phổ biến nhất hiện nay nhé!
Sticker là các miếng dán nhỏ nhỏ, xinh xắn với nhiều hình dáng, màu sắc đẹp, độc đáo. Bạn có thể dùng các mẫu sticker để trang trí cho bàn học, bàn làm việc hoặc phòng ngủ. Cách làm sticker tại nhà rất đơn giản và dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo 5 cách làm sticker được chia sẻ ngay dưới đây.
Chuẩn bị: Giấy decal, bút dạ hoặc bút lông và kéo.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: Giấy làm nhãn dán, bút bi và kéo.
Cách thực hiện:
Lưu ý: Nếu đã lỡ gỡ mặt sau của giấy làm nhãn dán mà chưa tìm được vị trí phù hợp thì bạn hãy dán lên giấy nến. Điều này sẽ giúp cho sticker không bị mất lớp dính.
Chuẩn bị: Giấy (tùy thích), băng dính.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: Hình ảnh, in mẫu thiết kế, kéo, băng keo trong.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: Kéo, giấy mỏng, bút chì màu, bút lông, bút sáp màu, bút sáp dầu, Gelatin, nước sôi, siro ngô hoặc đường, cọ sơn, tinh chất bạc hà hoặc vani.
Cách thực hiện:
Lưu ý: Khi phết keo lên hình dán sticker, bạn nên phết một lớp mỏng để tránh làm ướt, ảnh hưởng đến chất lượng hình vẽ.
Trên đây là các bước hướng dẫn 5 cách làm sticker cute vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện khi làm tại nhà. Chỉ cần một chút sáng tạo và sự khéo léo của mình bạn sẽ tạo ra những mẫu sticker đẹp, độc đáo để trang trí cho ngôi nhà. Nếu bạn có nhu cầu đặt in sticker với số lượng lớn thì hãy liên hệ với In Nhanh SHD để nhân viên chúng tôi đáp ứng mọi yêu cầu của bạn.
Leaflet là gì? Leaflet đóng vai trò như thế nào trong chiến dịch quảng cáo? Leaflet có điểm khác biệt gì so với flyer và brochure? Tất cả những câu hỏi này, In Nhanh SHD sẽ giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây. Mời bạn tìm hiểu ngay nhé!
Leaflet có nghĩa là tờ rách rời, tờ quảng cáo rời hoặc tập giấy gấp nhiều trang. Leaflet được dùng để giới thiệu, quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó đến với khách hàng.
Leaflet được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, in với màu sắc đẹp, chất lượng giấy tốt hơn so với tờ rơi bình thường. Tùy thuộc vào nội dung in ấn, leaflet còn được in với khổ giấy A4 hoặc A5.
Trong kinh doanh, leaflet đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiến dịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Dường như nó không thể thiếu ở bất cứ một doanh nghiệp nào. Leaflet hoạt động được trên nền tảng mobile, máy tính và còn có thể ở rộng với plugin.
Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề, leaflet sẽ có nội dung và hình ảnh khác nhau. Một leaflet ấn tượng, bắt mắt sẽ tạo tính tương tác cao đối với những khách hàng tiềm năng. Vì vậy, có thể nói leaflet là chiến lược quảng cáo được nhiều công ty, doanh nghiệp đầu tư.
Sau khi hiểu rõ khái niệm của leaflet là gì và vai trò của leaflet trong chiến dịch quảng cáo. Để hiểu sâu hơn về leaflet, bạn cần biết ưu điểm và nhược điểm của leaflet.
Leaflet là một trong những hình thức của tờ rơi nói chung nên dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với các hình thức khác như flyer, brochure, poster,… Để tránh nhầm lẫn giữa leaflet với flyer, brochure, bạn hãy nhìn vào bảng so sánh dưới đây.
Flyer | Brochure | |
Khái niệm | Flyer được gọi là tờ rơi, có kích cỡ như tờ giấy A4, A5, A6. | Brochure còn được gọi là pamphlet. |
Thiết kế | Sơ sài | Rất chú trọng |
Chất lượng giấy | Kém | Cao |
Nội dung | Thông tin thể hiện trên tờ rơi đơn giản | Chủ yếu chứa các thông tin quan trọng |
Chi phí in ấn | Rẻ | Đắt |
Địa điểm sử dụng | Được phát ở nơi có nhiều người, nơi công cộng,… | Được phát trong buổi thuyết trình, sự kiện |
Như đã nói ở trên, leaflet được hiểu là tờ rơi quảng cáo được sử dụng phổ biến hơn so với flyer, brochure nhờ được in màu và chất lượng tốt hơn.
Tại Việt Nam, leaflet không được sử dụng nhiều như flyer, brochure, nhưng đối với một số ngành đặc thù như điện tử, dược phẩm thì leaflet được sử dụng khá nhiều.
Bên cạnh đó, leaflet cũng là một thuật ngữ phổ biến trong ngành kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ và sản xuất. Ngoài ra, nhu cầu in ấn leaflet cũng không thể thiếu tại các cơ sở kinh doanh.
Vậy qua bài viết này bạn đã biết leaflet là gì cũng như phân biệt được leaflet với flyer và brochure. Nếu cần tham khảo các mẫu leaflet đẹp và đặt in với số lượng lớn, giá rẻ thì hãy liên hệ với In Nhanh SHD qua hotline để nhân viên tư vấn trực tiếp và hỗ trợ tận tình. Ngoài nhận in leaflet, tờ rơi chúng tôi còn nhận in nhiều sản phẩm quảng cáo khác như: in túi giấy, in hộp giấy, in tem nhãn, in phong bì, in thiệp chúc mừng, in lịch treo tường, in lịch bàn văn phòng,… Đến với In Nhanh SHD bạn sẽ nhận được sản phẩm tốt, chất lượng với giá tốt nhất và giao hàng đến tận nơi.
Cách làm phong bì thư rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một vài dụng cụ như kéo, keo, compa, giấy,… là bạn có thể sở hữu ngay cho mình một chiếc bì thư xinh xắn, dễ thương để gửi tặng cho bạn bè, người thân vào một dịp đặc biệt nào đó. Trong bài viết này, In Nhanh SHD sẽ chia sẻ 5 cách làm phong bì thư đẹp, siêu đơn giản ngay dưới đây. Cùng tham khảo ngay nhé!
Có rất nhiều cách làm bì thư bằng giấy A4 đẹp, đơn giản nhưng trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm bao thư như sau:
Chuẩn bị:
Cách làm bao thư bằng giấy A4 được thực hiện như sau:
Phong bì dễ thương hình trái tim là lựa chọn hoàn hảo để bạn gửi thư tình cho người yêu của mình.
Để làm bao thư hình trái tim bạn cần chuẩn bị:
Các bước thực hiện như sau:
Cách làm phong bì đựng thiệp dạng túi khá đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần một chút khéo léo là bạn sẽ có ngay chiếc phong bì cực kỳ xinh xắn để gửi tặng mọi người.
Chuẩn bị:
Cách thực hiện như sau:
Cách gấp phong bì thư bằng giấy hình tròn tuy đơn giản nhưng tạo ra sản phẩm rất đẹp.
Chuẩn bị:
Cách thực hiện:
Cách làm bao thư dán hơi phức tạp nhưng phong bì sau khi hoàn thành sẽ đẹp mắt và chỉn chu hơn.
Trên đây là các bước hướng dẫn cách làm phong bì đẹp, đơn giản mà bạn có thể tự tay thực hiện ngay tại nhà. Nếu bạn muốn in phong bì A4, A5, A6 với số lượng lớn, giá rẻ giúp tiết kiệm chi phí thì hãy tìm đến In Nhanh SHD. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm, sở hữu đội ngũ nhân viên kỹ thuật tay nghề cao sẽ mang đến cho bạn những mẫu phong bì đẹp, chất lượng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất nhé!
Phương pháp in kỹ thuật số được ứng dụng phổ biến trong ngành in ấn. Từ khi ra đời, nó đã tạo bước ngoặt mới cho nền công nghiệp in ấn trên thế giới và phát triển lan rộng các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vậy in kỹ thuật số là gì? Nó có những ưu điểm và nhược điểm gì và được ứng dụng trong lĩnh vực nào? Thông tin chi tiết sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
In kỹ thuật số là phương pháp in ấn hiện đại, dựa trên nền tảng kỹ thuật số, mọi hình ảnh sẽ đưa trực tiếp vào máy in và cho ra những sản phẩm ngay lập tức với số lượng tùy ý, đạt chất lượng cao.
Nguyên lý của in kỹ thuật số là dựa trên sự tự động hóa máy móc, các hình ảnh cần in sẽ được đưa vào máy in kỹ thuật số, sau đó hệ thống sẽ phân tích, xử lý số liệu, tự động pha màu và in ra sản phẩm mà không làm mất quá nhiều thời gian chờ đợi.
Trong các phương pháp in ấn, phương pháp nào cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Riêng đối với phương pháp in kỹ thuật số thì có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm của in kỹ thuật số như sau:
Ngoài những ưu điểm, in kỹ thuật số còn một vài điểm hạn chế như sau:
In kỹ thuật số có nhiều loại như: in phun, in phun chuyển nhiệt, in bằng tia laser,… Tùy vào từng loại in kỹ thuật, chất liệu in và sản phẩm in sẽ có quy trình in khác nhau. Tuy nhiên quy trình in kỹ thuật số được tổng hợp như sau:
Phương pháp in kỹ thuật số được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ sở hữu công nghệ in tiên tiến, hiện đại: in phun, in UV, in truyền nhiệt,…
Dưới đây ứng dụng của in kỹ thuật số trong một số ngành nghề:
In kỹ thuật số là phương pháp hiện đại, tiên tiến nên được nhiều đơn vị lựa chọn khi có nhu cầu in ấn. Nếu bạn cần tìm đơn vị in kỹ thuật số có nhiều năm kinh nghiệm, sở hữu đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, am hiểu về công nghệ in ấn thì hãy tìm đến In Nhanh SHD. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn giải pháp tối ưu nhất về chất lượng – giá thành – thời gian và dịch vụ hỗ trợ. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với In Nhanh SHD qua hotline để được nhân viên hỗ trợ và phục vụ tận tình.
Làm thế nào để tẩy mực in trên giấy mà không làm ảnh hưởng đến bề mặt giấy hoặc những tài liệu quan trọng? Có rất nhiều cách làm bay mực in trên giấy A4 đơn giản, tiện dụng chỉ trong vài phút. Bài viết này, In Nhanh SHD sẽ mách bạn một số cách tẩy mực in trên giấy hiệu quả nhất. Tham khảo ngay nhé!
Mực in là một dạng hỗn hợp được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau. Nó đóng vai trò rất quan trọng, giúp người sáng tạo thoải mái thể hiện ý tưởng của mình trên giấy. Tuy nhiên, trong một vài sự cố ngoài ý muốn trong quá trình in, bạn muốn xóa mực in trên giấy nhưng không biết làm thế nào.
Dưới đây là một số cách làm bay mực in trên giấy hiệu quả bằng cách sử dụng vài vật dụng đơn giản, nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp để làm sạch phần điểm xấu trên bề mặt giấy. Tuy vết mực rất khó để tẩy sạch toàn bộ nhưng nếu bạn áp dụng nhiều phương pháp khác nhau thì tờ giấy của bạn sẽ trắng sáng.
Có rất nhiều cách làm bay mực in trên giấy A4 mang lại hiệu quả. Dưới đây là một số cách tẩy mực in trên giấy phổ biến, được nhiều người áp dụng.
Hóa chất là một trong những cách tẩy chữ in trên giấy A4 hiệu quả, bởi vì nó không chỉ tẩy được mực trên giấy mà còn được sử dụng để tẩy mực trên áo, giày dép hoặc vết sơn. Ngoài ra nó còn có thể dùng để tẩy mực trên hóa đơn đỏ, dấu mực đỏ trên hóa đơn hoặc tẩy giấy than trên hóa đơn.
Bạn có thể tìm mua hóa chất trên các trang bán hàng online, thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,… hoặc đến trực tiếp tại cửa hàng bán hóa chất để mua. Sau khi mua được hóa chất, bạn thực hiện cách làm bay mực in theo các bước hướng dẫn dưới đây.
Cồn 90% có nhiều công dụng: sát trùng vết thương, nướng đồ ăn,… Bên cạnh đó, cồn còn được dùng để xóa mực in trên giấy A4 hoặc hóa đơn đỏ.
Cách xóa mực in trên giấy bằng cồn 90% như sau:
Lưu ý: Không nên dùng loại cồn có màu hoặc có mùi để tẩy mực in trên giấy vì nó sẽ làm hỏng giấy và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Sử dụng gôm tẩy chuyên dụng là cách làm bay mực in đơn giản và hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gôm tẩy khác nhau, bạn có thể tìm đến cửa hàng sách, nơi chuyên bán dụng cụ học tập để hỏi mua. Bạn có thể chọn mua loại gôm tẩy có 2 đầu: 1 đầu màu cam và 1 đầu màu xanh như hình bên dưới.
Cách tẩy mực in trên giấy bằng gôm tẩy chuyên dụng như sau:
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng bạn phải nhẹ nhàng, đừng chà xát mạnh nếu không rất dễ làm rách giấy.
Nếu bạn chọn cách làm bay mực in trên giấy bằng cách sử dụng giấy nhám thì nên mua loại giấy nhám càng mịn càng tốt. Bạn có thể mua tại các cửa hàng vật liệu xây dựng.
Sau khi mua về, bạn thực hiện cách tẩy mực in trên giấy A4 như sau:
Đây là cách làm bay mực in được áp dụng phổ biến trên các mẫu hóa đơn. Lưỡi dao lam hoặc dao cạo có bề mặt kim loại mỏng giúp xóa mờ vết mực in trên giấy hoặc con dấu trên hóa đơn một cách dễ dàng.
Cách làm bay mực in bằng dao lam như sau:
Bạn muốn xóa mực in trên giấy từ nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm thì bạn có thể dùng chanh, bởi vì trong chanh có tính axit tương đối cao.
Cách xóa mực in trên giấy bằng chanh được thực hiện như sau:
Lưu ý: Bạn không được thực hiện quá mạnh tay, nếu không giấy sẽ dễ bị rách.
Trên đây là những cách làm bay mực in trên giấy A4 đơn giản, tiện dụng chỉ mất khoảng vài phút thực hiện. Hy vọng bạn có thể xóa được những vết mực in trên giấy như mong muốn.
Kích thước card visit bao nhiêu là hợp lý và đạt tiêu chuẩn để thể hiện đầy đủ nội dung và giúp người nhìn dễ đọc? Trong bài viết này, In Nhanh SHD sẽ chia sẻ chi tiết về kích cỡ card visit chuẩn được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Card visit (hay còn gọi là danh thiếp) là vật có kích thước nhỏ, có thể lưu giữ, cất trong bóp, ví hoặc túi quần áo.
Kích thước card visit chuẩn được chia thành 2 loại kích thước phổ biến như sau:
Đây là 2 kích cỡ card visit đẹp và phù hợp nhất với cơ hộp đựng thẻ name card hoặc các loại ví tiền ở Việt Nam.
Với kích cỡ size card visit bạn có thể thiết kế những mẫu danh thiếp theo chiều dọc hoặc chiều ngang mà không làm mất đi tính thẩm mỹ. Nếu bạn muốn sử dụng card visit sao có thể chứa đầy đủ thông tin thì nên chọn loại mẫu thẻ ngang.
Nếu bạn muốn làm mẫu card visit với kiểu dáng và kích thước khác thì bạn có thể đặt in tại xưởng lớn như In Nhanh SHD. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là dù làm card visit với kích thước nào thì cũng cần phải đảm bảo sự gọn, nhẹ của danh thiếp.
Khi thiết kế card visit người ta thường dùng phần mềm photoshop và sử dụng đơn vị pixel để đo. Kích thước tính theo pixel phụ thuộc vào chỉ số DPI ((Pixel per inch) hay còn gọi là độ phân giải ảnh. Nếu chỉ số DPI càng cao thì hình ảnh card visit được thể hiện rõ nét hơn.
Dưới đây là kích thước card visit chuẩn trong photoshop đó là:
Kích thước card visit chuẩn dạng hình vuông là 5x5cm hoặc 6x6cm. Loại card visit này được nhiều đơn vị thiết kế, in ấn lựa chọn nhờ có kích thước nhỏ gọn, kiểu dáng thanh lịch.
Khi chọn card visit hình vuông, bạn sẽ có nhiều cơ hội để sáng tạo với những họa tiết xinh đẹp. Font chữ và các yếu tố thiết kế khác có thể được điều chỉnh để phù hợp giúp tấm danh thiếp trở nên độc đáo và ấn tượng.
Việc in ấn card visit theo kích thước chuẩn giúp tiết kiệm chi phí khi in với số lượng lớn, nguyên vật liệu sử dụng và quy trình sản xuất.
Dưới đây là một số lý do vì sao nên đặt in card visit theo kích thước tiêu chuẩn:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy để in card visit. Tuy nhiên, để làm card visit chất lượng, thể hiện đẳng cấp thì bạn nên chọn loại giấy tốt như: giấy Ford, giấy Crystal, giấy Couche hoặc giấy kraft. Trong đó, giấy Couche C200 và C250 được sử dụng khá phổ biến vì có nhiều độ dày và định lượng khác nhau. Định lượng giấy couche từ 90 – 250g/m2. Bên cạnh đó, bề mặt của loại giấy này có thể cán được 2 loại màng: màng bóng và màng mờ. Cán mờ được nhiều người sử dụng hơn do không bị lóa ánh sáng và dễ đọc thông tin.
Nếu bạn có nhu cầu in card visit thì khi thiết kế cần lưu ý một số điều sau:
Về kích cỡ chữ trên card visit bạn nên để từ 6pt trở nên, không để kích cỡ chữ quá nhỏ vì sẽ gây khó khăn cho người đọc.
Về font chữ, bạn chỉ nên để 1 loại font chữ chủ đạo hoặc thêm 1 loại khác để làm nổi bật (logo, thương hiệu,…).
Dù bạn thiết kế card visit theo hình dạng và kích thước nào thì khoảng cách giữa nội dung và mép ít nhất là 5mm. Việc cắt xén có thể khác nhau giữa các kiểu card visit hoặc viền mép card không được cắt đều. Vì thế, bạn nên giữ tất cả thông tin quan trọng và những thông tin có giá trị trong vùng an toàn.
Đối với loại card visit hình chữ nhật, thông tin về tên công ty nên để kích cỡ to hơn khoảng 12pt, những thông tin khác thì nên để với kích cỡ chữ khoảng 8pt. Hiểu đúng kích thước card visit chuẩn rất quan trọng, nó giúp thông tin và bố cục thẻ cân đối hơn và giảm bớt việc chỉnh sửa file trước khi in.
Trên đây là những chia sẻ về kích thước card visit chuẩn và một số lưu ý khi thiết kế card visit. Nếu bạn có nhu cầu đặt in card visit giá rẻ với số lượng lớn thì hãy liên hệ với In Nhanh SHD để nhân viên hỗ trợ thiết kế, báo giá miễn phí và in mẫu thử card visit cho bạn.
In offset là gì? Được biết in offset là kỹ thuật in được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn và thường được thực hiện tại các xưởng in có quy mô lớn. Để hiểu rõ hơn về công nghệ in offset, In Nhanh SHD sẽ chia sẻ chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
In offset là kỹ thuật in sử dụng lực ép của các tấm cao su để in lên giấy sau khi hình ảnh dính mực đã được ép lên các tấm cao su trước đó. Kỹ thuật in offset giúp tránh được việc nước bị dính lên giấy theo mực in khi sử dụng in thạch bản và cho chất lượng in ấn tốt nhất.
Công nghệ in offset được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn thương mại nên có những ưu điểm và hạn chế như sau:
Kỹ thuật in offset được sử dụng phổ biến nhất trong ngành in ấn. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên chọn công nghệ in offset bởi vì một số ấn phẩm đòi hỏi thiết kế phải có đường nét chìm nổi, chất lượng cao thì người ra chọn phương pháp in trực tiếp. Đây là phương pháp in khá cổ, bản in được xếp từ các con chữ chì.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, công nghệ in offset còn một vài điểm hạn chế như:
Hiện nay một số xưởng in đã áp dụng kỹ thuật in offset tạo ra nhiều sản phẩm có màu sắc đẹp, bắt mắt giúp làm nổi bật bản thiết kế. Sau khi in, độ chuẩn màu của sản phẩm nằm ở mức tốt và một số lỗi như in mờ, mực bị nhòe hoặc lốm đốm ít gặp hơn nếu chọn kỹ thuật in này.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của công nghệ in offset đó là: độ dày của mực in trên giấy, độ lớn điểm tram và độ chồng của mực (gắn chặt với thứ tự in chồng màu).
Khi in offset, bạn cần chú ý đến thứ tự chồng màu để có sản phẩm đúng mẫu thiết kế. Thông thường, nếu bạn in tem nhãn trên giấy trắng và giấy màu thì sau khi in cả 2 ấn phẩm sẽ có sự khác biệt.
In offset là kỹ thuật in gián tiếp, trong quá trình in sẽ có một hình trụ đặt giữa tấm in và giấy, trụ được phủ bởi một tấm cao su. Vì thế chất lượng của các bản in thường giống nhau, có thể in hàng ngàn lần và đều cho độ sắc nét tương đồng. Toàn bộ quy trình đều được tự động hóa nên tốc độ nhanh hơn quy trình in thạch bản rất nhiều.
Nguyên lý của kỹ thuật in offset là phương pháp in phẳng, những thông tin về hình ảnh, nội dung cần được thể hiện đầy đủ trên bản in có tính quang hóa để tạo nên những phần tử bắt mực, còn phần tử không in thì bắt nước. Khi in offset cần sử dụng hình ảnh thuận và hình ảnh trên khuôn in phải cùng phương với tờ giấy in.
In offset được thực hiện theo trình tự các bước như sau:
Kỹ thuật in offset được sử dụng để in trên nhiều chất liệu giấy khác nhau như: giấy couche, giấy kraft, giấy ivory hoặc giấy nhựa, giấy mỹ thuật.
Ngoài ra, kỹ thuật in offset còn được sử dụng để in ấn các ấn phẩm như:
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết in offset là gì và tại sao nên chọn kỹ thuật in offset. Nếu bạn có nhu cầu in ấn phẩm bằng công nghệ in offset thì hãy liên hệ trực tiếp với In Nhanh SHD qua website: https://innhanhshd.com/ hoặc qua hotline để nhana viên tư vấn, hỗ trợ trực tiếp. In Nhanh SHD là một trong những đơn vị hoạt động trong ngành thiết kế đồ họa và in ấn trên mọi chất liệu với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý và giao hàng nhanh chóng đến tận nơi.
Maket là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành thiết kế đồ họa và dịch vụ in ấn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người chưa biết maket là gì và vai trò của nó. Trong bài viết này, In Nhanh SHD sẽ chia sẻ chi tiết về khái niệm và vai trò của maket để bạn hiểu rõ hơn. Tìm hiểu ngay nhé!
Maket là gì? Đây là thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây khi công nghệ đang phát triển không ngừng.
Maket là cách đọc phiên âm của “Maquette” trong tiếng Anh, xuất phát từ tiếng Pháp. Maket còn có một thuật ngữ nữa là “Bozzetto”, trong tiếng Ý có nghĩa là “phác họa”.
Maket là khái niệm nói đến những bản vẽ mẫu, các thiết kế có sẵn hoặc những mô hình thu nhỏ. Bạn có thể hiểu đơn giản, maket là giai đoạn sáng tạo, thiết kế ra những bản vẽ, mô hình mẫu trước khi in ấn.
Maket có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất cứ đơn đặt hàng nào hoặc catalog trong cửa hàng in ấn. Một maket đẹp không chỉ mang đến thiện cảm mà còn tạo được sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng về năng lực của đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, in ấn quảng cáo.
Nhằm tạo sự chú ý cho khách hàng thì cần phải thiết kế maket đẹp. Để lên maket thiết kế thu hút khách hàng cần đáp ứng những tiêu chí sau:
Yếu tố đầu tiên của một maket đẹp, ấn tượng và thu hút khách hàng là bề ngoài của sản phẩm. Nếu hoạt động trong lĩnh vực in ấn thì bạn sẽ thấy maket trong ngành này rất phong phú, có nhiều mẫu mã và đa dạng ý tưởng thiết kế.
Tóm lại, tất cả những mẫu maket tạo ra phải đẹp. Bạn có thể sử dụng một số phần mềm thiết kế để phác họa ý tưởng khách hàng một cách chính xác và tạo nên một maket hoàn hảo như: Photoshop, Coreldraw…
Một maket đạt chuẩn và thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì phải có sự sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực in ấn, quảng cáo. Chỉ cần có sáng tạo bạn sẽ tạo ra những ấn phẩm độc đáo, không “đụng hàng” và gây ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng, người đi đường.
Để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau không hẳn là điều dễ dàng, bạn không chỉ thiết kế maket đẹp, sáng tạo mà cần phải tạo dấu ấn về màu sắc, bố cục và sự hài hòa trong xây dựng, truyền tải thông điệp. Bên cạnh đó, một sản phẩm ấn tượng và thân thiện còn phải đúng với đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng đến.
Sử dụng ngôn từ khoa học ngôn từ, hình ảnh đẹp, màu sắc nổi bật, bố cục hài hòa, chất liệu tốt,… là những yếu tố để bạn có thể tạo ra maket thu hút và nổi bật.
Bất cứ một ấn phẩm nào cũng cần phải có nội dung. Nội dung phải thể hiện đầy đủ thông tin khách hàng muốn xem và ý nghĩa muốn truyền tải đến khách hàng.
Một chuyên gia maket phải làm được những yếu tố đó và phải truyền cảm hứng, tuyên truyền, mang lại những thông điệp sâu sắc thì mới được nhiều người chú ý hơn.
Để hoàn thành một maket tốt, đầu tiên bạn cần thành thạo các công cụ thiết kế, có sự kiên nhẫn và tỉ mỉ trong từng chi tiết để có một tác phẩm hoàn hảo.
Maket không chỉ quan trọng đối với một khách hàng nào đó mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực, đặc biệt là thiết kế quảng cáo, truyền thông.
Maket là bước định hình nội dung, phân định sản phẩm cho đến việc tạo thông điệp và truyền cảm hứng cho người xem. Bên cạnh đó, đối với những tác phẩm truyền thông nổi tiếng như tạp chí cũng mang lại giá trị kinh tế siêu lợi nhuận cho các chuyên gia làm maket thiết kế trên thị trường.
Nhiều người thường đầu tư mạnh vào công đoạn maket để có thể tạo ra một tác phẩm đẹp mắt, ấn tượng và thu hút khách hàng nhất.
Mặc dù một số lĩnh vực không sử dụng maket thường xuyên, tuy nhiên vẫn có những sản phẩm, thị trường mà việc thiết kế maket đang rất quan trọng. Có thể kế đến như:
Trên đây là những chia sẻ về khái niệm maket là gì và vai trò của nó trong ngành thiết kế, in ấn. Mong rằng đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về maket hoặc có nhu cầu in hộp giấy, in túi giấy, in tem nhãn, in tờ rơi quảng cáo,… thì hãy liên hệ với In Nhanh SHD qua hotline để được nhân viên giải đáp chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.
Quam temere in vitiis, legem sancimus haerentia. Phasellus laoreet lorem vel dolor tempus vehicula. Nihil hic munitissimus habendi senatus locus, nihil horum
Quam temere in vitiis, legem sancimus haerentia. Phasellus laoreet lorem vel dolor tempus vehicula. Nihil hic munitissimus habendi senatus locus, nihil horum
M | T | W | T | F | S | S |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
29 | 30 | 31 |
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành in ấn, SHD Hà Nội đã khẳng định thương hiệu và củng cố niềm tin với khách hàng. Mỗi dịch vụ in ấn chúng tôi cung cấp đều hướng tới giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng về Chất Lượng – Giá Thành – Thời Gian – Dịch vụ hỗ trợ.
TRỤ SỞ CTY SHD HÀ NỘI
316 Bắc Cầu, Q.Long Biên, Hà Nội.
Tel: (024) 3732 6916
Hotline: 0936 54 11 22
innhanhshd@gmail.com
XƯỞNG SẢN XUẤT
460 Trần Quý Cáp, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Tel: 024 6293 7316
Hotline: 0936 54 11 22
innhanhshd@gmail.com